HÌNH PHẠT Cuối giờ học tôi phải ở lại. Khi các học sinh khác đã ra khỏi lớp thì thầy giáo bước xuống và đứng ngay trước mặt tôi. -“Tại sao?” Thầy giáo nói. - Tôi không hiểu thầy nói gì. -“Tôi biết cha em vừa mới bị bắn chết, tôi biết nỗi đau đó, nhưng có những thứ em không được nói thẳng ra trong câu chuyện của mình.” Thầy nói trong khi thầy không dám nhìn vào tôi. Thầy dựa vào bàn và nhìn về phía có những dãy núi mờ sương xa xôi ngoài cửa lớp. -“Cả lớp muốn nghe về cái chết của cha em, và chúng ta đã cho cả lớp được biết. Nhưng ngay từ đầu tôi đã nói em không được phép nhắc đến cái danh từ Trung Quốc. Em thấy đấy, lẽ ra em nên nói rằng: “Đó là con tàu lạ xả súng vào ngực cha tôi.” Thay vì nói câu đó, em đã hét lên ngay trong lớp học: “Tàu Trung Quốc, lũ khốn.” Lỗi không là của tôi. Lỗi không thuộc về tôi. Lỗi thuộc về con tim đang rỉ máu của tôi. Cha tôi giờ này đang làm gì dướ
Articles
Lịch sử đi qua -Đỗ Trung Quân
- Obtenir le lien
- X
- Autres applications
Chào – không còn gặp lại một nơi lịch sử từng đi qua Ðỗ Trung Quân Quán cà phê Trieste ở San Francisco cứ ám ảnh tôi mãi. Nó chỉ là cái quán nhỏ nằm ở góc phố Vallejo/Grant được mở từ năm 1956, bởi một người Ý nhập cư, nhưng từ đây lịch sử một địa chỉ văn hoá lừng lẫy được hình thành. Nó là nơi lui tới của nhiều nhà thơ, nghệ sĩ danh tiếng, là “phòng khách” của Jack Kerouac, Allen Ginsberg và những nhà thơ Beatniks bạn bè. Nơi thi sĩ gốc Nga giải Nobel văn chương Joseph Brodsky gạch gạch xoá xoá những vần thơ của mình… Còn nữa. Tại một chiếc bàn gỗ nhỏ ở góc phòng còn phảng phất bóng dáng của Francis Ford Coppola ngồi gọt giũa kịch bản “The Godfather” những năm 70… Chính họ, những ẩm khách mà hoạt động nghệ thuật và danh tiếng đã biến Caffe Trieste trở thành một địa điểm văn hoá bất cứ du khách nào quan tâm đến nghệ thuật đều mong muốn bước vào. Về Sài Gòn, tôi bỗng nhớ khôn nguôi những quán cà phê của mình, những nơi lẽ ra cũng phả
Dịch Thơ Việt ra… Thơ Ta
- Obtenir le lien
- X
- Autres applications
Lâu nay chúng ta thường đọc những tác phẩm văn học nước ngoài hay những sáng tác bằng chữ Hán, chữ Nôm của người xưa được dịch ra chữ Quốc ngữ. Một năm trở lại đây, nhà thơ Đỗ Hoàng làm người dịch thơ Việt ra thơ Việt, gây sự chú ý, ngỡ ngàng trong làng văn chương nước nhà. Đỗ Hoàng không phải dịch thơ Việt ra thơ Việt để giải trí, mà anh có chủ đích hẳn hoi. 'Phiên dịch viên' chữ nghĩa, tâm hồn Hồi trước, khi chưa có blog cá nhân, Đỗ Hoàng đem phô - tô mang phân phát cho bạn bè cùng đọc. Khi có blog, anh tải lên đó tất cả những bài thơ đã dịch của mình. Thật lạ, từ khi những bài thơ đó được tải lên blog, số người truy cập tăng nhanh, số người comment nhiều, và tạo thành hai luồng ý kiến trái ngược nhau: đồng tình và phản đối. Thậm chí có nhiều ý kiến mang tính chất “khủng bố”, làm cho nhà thơ Đỗ Hoàng phải rút lui khỏi blog một thời gian. Tôi và Đỗ Hoàng cùng quê. Anh lớn hơn tôi chừng chục tuổi. Tôi quen Đỗ Hoàng từ hồi anh ra học Trường viết văn N
BÀI HỌC ĐỂ QUÊN LẠI ....
- Obtenir le lien
- X
- Autres applications
. Người con trai đưa cha già vào nhà hàng ăn tối. Người cha già nua yếu ớt khi ăn cứ làm rơi vãi đồ ăn lên quần áo. Khách các bàn ăn chung quanh ai cũng liếc nhìn ông ta không dấu vẻ ghê tởm, nhưng chàng trai vẫn điềm tĩnh như bình thường. Ắn xong, anh con trai không một chút lúng túng, lặng lẽ đưa cha mình vào phòng vệ sinh, lau sạch các mẩu đồ ăn, các vết dơ, chải lại mái tóc bạc cho cha, sửa lại cặp kính lão cho ngay ngắn trên sống mũi cha. Khi họ trở ra, cả nhà hàng im phăng phắc nhìn hai cha con họ. Không hiểu sao lại có người có thể làm cho tất cả mọi người đều ngượng nghịu chung như thế. Người con trai trả tiền bữa ăn xong, rồi dìu cha ra về. Lúc ấy, một người đàn ông lớn tuổi trong số các thực khách buột miệng gọi với theo người con, ông ta hỏi: “Anh bạn trẻ này, anh có nghĩ là anh để quên cái gì đó ở đây không vậy ?” Chàng trai liếc nhanh chỗ ngồi ban nãy rồi trả lời: “Không, thưa ông, cháu đâu có để quên gì ở đây ạ…” Người đàn ông nhẹ nhàng bảo: “Có, anh có quên, an