Articles

Affichage des articles du octobre, 2017

Dịch Thơ Việt ra… Thơ Ta

Lâu nay chúng ta thường đọc những tác phẩm văn học nước ngoài hay những sáng tác bằng chữ Hán, chữ Nôm của người xưa được dịch ra chữ Quốc ngữ. Một năm trở lại đây, nhà thơ Đỗ Hoàng làm người dịch thơ Việt ra thơ Việt, gây sự chú ý, ngỡ ngàng trong làng văn chương nước nhà. Đỗ Hoàng không phải dịch thơ Việt ra thơ Việt để giải trí, mà anh có chủ đích hẳn hoi.   'Phiên dịch viên' chữ nghĩa, tâm hồn   Hồi trước, khi chưa có blog cá nhân, Đỗ Hoàng đem phô - tô mang phân phát cho bạn bè cùng đọc. Khi có blog, anh tải lên đó tất cả những bài thơ đã dịch của mình.   Thật lạ, từ khi những bài thơ đó được tải lên blog, số người truy cập tăng nhanh, số người comment nhiều, và tạo thành hai luồng ý kiến trái ngược nhau: đồng tình và phản đối. Thậm chí có nhiều ý kiến mang tính chất “khủng bố”, làm cho nhà thơ Đỗ Hoàng phải rút lui khỏi blog một thời gian.   Tôi và Đỗ Hoàng cùng quê. Anh lớn hơn tôi chừng chục tuổi. Tôi quen Đỗ Hoàng từ hồi anh ra học Trường viết văn N

BÀI HỌC ĐỂ QUÊN LẠI ....

. Người con trai đưa cha già vào nhà hàng ăn tối. Người cha già nua yếu ớt khi ăn cứ làm rơi vãi đồ ăn lên quần áo. Khách các bàn ăn chung quanh ai cũng liếc nhìn ông ta không dấu vẻ ghê tởm, nhưng chàng trai vẫn điềm tĩnh như bình thường. Ắn xong, anh con trai không một chút lúng túng, lặng lẽ đưa cha mình vào phòng vệ sinh, lau sạch các mẩu đồ ăn, các vết dơ, chải lại mái tóc bạc cho cha, sửa lại cặp kính lão cho ngay ngắn trên sống mũi cha. Khi họ trở ra, cả nhà hàng im phăng phắc nhìn hai cha con họ. Không hiểu sao lại có người có thể làm cho tất cả mọi người đều ngượng nghịu chung như thế. Người con trai trả tiền bữa ăn xong, rồi dìu cha ra về. Lúc ấy, một người đàn ông lớn tuổi trong số các thực khách buột miệng gọi với theo người con, ông ta hỏi: “Anh bạn trẻ này, anh có nghĩ là anh để quên cái gì đó ở đây không vậy ?” Chàng trai liếc nhanh chỗ ngồi ban nãy rồi trả lời: “Không, thưa ông, cháu đâu có để quên gì ở đây ạ…” Người đàn ông nhẹ nhàng bảo: “Có, anh có quên, an
Chuyện xưa, có 2 anh chàng kia cãi nhau. Một anh nói là 4 lần 7 là 29. Một anh nói 4 lần 7 là 28. Bất phân thắng bại. Cái đem lên quan xử. Quan cho anh 4x7=29 về, còn giữ anh 4x7 =28 lại, quánh mấy roi mới thả. Anh này ức lắm, vì mình đúng mà sao lại bị quánh. Cái ông quan mới nói, nó ngu nó mới nói 4x7=29. Thả nó về xã hội. Trước sau gì cũng có người quánh nó. Hoặc ngu quá thì nó sẽ tự chết, không cần trừng trị. Còn lỗi của mày là đi cãi với cái đứa ấy về 1 cái chân lý rành rành. Nên mày mới có tội.

CHỉ 10 NĂM NỮA THÔI..

CHỉ 10 NĂM NỮA THÔI.. Chu Tất Tiến Chỉ 10 năm nữa thôi, Lá cờ thân yêu sẽ chìm trong bóng tối Những cuộc biểu tình sẽ thưa dần đi Những bích chương, biểu ngữ sẽ ngủ li bì Trong góc kẹt tối tăm và lạnh lẽo Chỉ 10 năm nữa thôi Thế hệ Một sẽ trở thành bạc bẽo Sẽ qua đi như chiếc bóng bên đường Kẻ còn lại thì ngơ ngẩn nhớ thương Mái tóc bạc run trong nhà hưu dưỡng Chỉ 10 năm nữa thôi Các Hội Ái Hữu sẽ chỉ còn tưởng tượng Thầy, Cô, Trò đi gần hết, còn ai? Hội Quân Nhân lúc đó đã mệt nhoài Không giơ nổi cây cờ thân yêu cũ Chỉ 10 năm nữa thôi Những chửi càn, bênh nhau hay chụp mũ Chẳng qua là tiếng nói xa xăm Thế hệ 2 không hiểu, tưởng nghe lầm Ai Chủ Tịch? Ai chống ai? Ai hùng? Ai phản? Chỉ 10 năm nữa thôi Đảng Cộng đỏ sẽ hân hoan sáng lạn Khép con người trong cũi sắt mênh mông Người Việt ta sẽ nói tiếng Quảng Đông “Ùa ái nị”, “Tỉu nà ma!” “hẩu lớ!” Chỉ 10 năm nữa thôi Tất cả các điều này sẽ hiện thân ra đó Nếu bây giờ,

Đại hạ giá!

Đại hạ giá! N. V. D (kể chuyện ở Việt Nam) Thời buổi này còn cái gì không hạ giá nhỉ? Sách vở, quần áo, đồ điện tử v…v… hạ giá! Tôi cầm mảnh bằng đại học cạ cục mãi chưa tìm ra việc làm, cũng nhào ra vỉa hè bán sách đại hạ giá. Từ Victor Hugo, Leon Tolstoy, Tagore, Dostoievski… đến Khái Hưng, Ngô Tất Tố, Vũ Trọng Phụng… cả thảy đều bị “hạ” nằm la liệt. Lắm lúc ngồi chồm hổm nhìn xuống các tên tuổi từng “vang bóng một thời”, tôi thầm  hỏi: - Nên cười hay nên khóc, thưa chư liệt vị? Cách đây ít lâu, một ông lão hình dáng tiều tụy mang đến bán hai pho sách dày. Một cuốn là “Hán Việt Từ Ðiển” của Ðào Duy Anh do Khai Trí tái bản. Cuốn kia là “Petit Larousse Illustré” in tại Paris năm 1973. Sách còn tinh tươm lắm, hẳn chủ nhân đã xài rất kỹ. Thấy giá rẻ, tôi mua. Loại ấn bản này đây, gặp loại khách biên biết, bán cũng được lời. Ngoài bìa và một số trang ruột của mỗi cuốn, đều có ấn dấu son hình ellipse: “Bibliothèque – Ðô Bi – Professeur”. À, té ra ông lão vốn từng là giáo chức. Thảo

Giọt nước mắt của cha

Nhiều năm sau, tôi cũng không làm sao quên được cái ngày hôm ấy - cái ngày mà cha xé hết tập vở của tôi! Hôm đó, tôi đi học về trễ hơn mọi bữa, trời đã nhập nhoạng tối. Cha đứng đợi ở cửa, quát: “Đi đâu giờ này mới về?”. Tôi lí nhí đáp: “Dạ, con đi học thêm!”. “Không học thêm học thiếc gì hết! Bỏ cửa bỏ nhà, không dọn dẹp nấu nướng; heo cá gà vịt không ai cho ăn”, vừa nói, cha vừa rút cây roi giắt trên vách, quất liên tiếp vào mình tôi. “Kể từ ngày mai, không được đi học gì hết! Học nè, học nè, học nè!”, mỗi từ học là một roi. Tôi đau quắn người, đưa tay ra đỡ. Cây roi gãy làm đôi. Cha quăng cây roi gãy xuống, phăm phăm bước vào nhà, đến kệ sách của tôi, chụp lấy đống sách vở,vừa quăng vừa xé! Tôi đứng trân mắt nhìn, đau điếng nhưng không dám phản ứng. Mẹ từ trong bếp chạy ra, kéo tôi vào nhà sau, nói: “Muốn ăn đòn nữa hay sao mà còn đứng đó. Vô nấu cháo heo đi!”. Nhà sau là một cảnh nháo nhác. Bầy heo đói, kêu eng éc. Lũ gà lên chuồng lục tục, quang quác. Âm thanh inh ỏi. Mẹ tô

SỰ IM LẶNG NGỌT NGÀO

Buổi chiều ngày 24 tháng 12 năm 2004, Wendy, cô sinh viên năm thứ hai đại học Dược Khoa đang đứng đợi chuyến xe lửa của thành phố NewYork để trở về nhà. Tất cả các anh chị em của cô đều hẹn là sẽ về nhà đúng 7 giờ để đoàn tụ trong buổi cơm chiều thân mật cùng cha mẹ theo truyền thống của gia đình họ. Bỗng Wendy để ý đến một cặp nam nữ đang đứng cách cô vài bước, họ đang ra dấu bằng tay để giao lưu với nhau. Wendy hiểu được thuật ngữ ra dấu bằng tay vì trong những năm đầu đại học cô đã tình nguyện làm việc trong trường tiểu học dành cho người khuyết tật nên cô đã học được cách ra dấu tay để trò truyện với những người câm điếc. Vốn tính chịu khó học hỏi, Wendy đã khá thông thạo thuật ngữ này. Nhìn vào cách ra dấu của hai người khuyết tật ở trạm xe, Wendy đã “nghe lóm” được câu chuyện của hai người. Thì ra, cô gái câm hỏi thăm đường đến một nơi nào đó, nhưng chàng thanh niên câm thì “trả lời” là anh không biết nơi chốn đó. Wendy rất thông thạo đường xá trong khu vực này nên cô m

Câu chuyện con lừa.

Một ngày nọ, con lừa của một ông chủ trang trại sảy chân rơi xuống một cái giếng. Lừa kêu la tội nghiệp hàng giờ liền. Người chủ trang trại cố nghĩ xem nên làm gì. Cuối cùng ông quyết định: con lừa đã già, dù sao thì cái giếng cũng cần được lấp lại và không ích lợi gì trong việc cứu con lừa lên cả. Ông nhờ vài người hàng xóm sang giúp mình. Họ xúc đất và đổ vào giếng. Ngay từ đầu, lừa đã hiểu chuyện gì đang xảy ra và nó kêu la thảm thiết. Nhưng sau đó lừa trở nên im lặng. Sau một vài xẻng đất, ông chủ trang trại nhìn xuống giếng và vô cùng sửng sốt. Mỗi khi bị một xẻng đất đổ lên lưng, lừa lắc mình cho đất rơi xuống và bước chân lên trên. Cứ như vậy, đất đổ xuống, lừa lại bước lên cao hơn. Chỉ một lúc sau mọi người nhìn thấy chú lừa xuất hiện trên miệng giếng và lóc cóc chạy ra ngoài. Cuộc sống sẽ đổ rất nhiều thứ khó chịu lên người bạn. Hãy xem mỗi vấn đề bạn gặp phải là một hòn đá để bạn bước lên cao hơn. Chúng ta có thể thoát khỏi cái giếng sâu nhất chỉ đơn giản bằng cách đừng b

Sống Trong Thế Giới Biết Ơn

*  Xin biết ơn những người khiển trách ta, vì các người giúp ta tăng trưởng định tuệ. *  Xin biết ơn những người làm ta vấp ngã, vì các người khiến năng lực của ta mạnh mẽ hơn. *  Xin biết ơn những người bỏ rơi ta, vì các người đã dạy cho ta biết tự lập. *  Xin biết ơn những người phản bội và đâm sau lưng ta, vì các người đã tiêu trừ nghiệp chướng cho ta. *  Xin biết ơn những người lường gạt ta, vì các người tăng tiến kiến thức cho ta. *  Xin biết ơn những người làm hại ta, vì các người đã tôi luyện tâm trí của ta. *  Xin biết ơn tất cả những người khiến ta được Kiên Định Thành Tựu. 

ÔNG CÁCH MẠNG

Chuyến tàu tốc hành chậm chạp lăn bánh rời khỏi sân ga Đà Nẵng. Từ lúc bước chân lên toa xe cho đến khi tàu chạy, Tường vẫn lay hoay chen lấn chưa tìm được chỗ ngồi. Xem lại số ghế ghi trên chiếc vé, anh thấy trùng hợp với số ghế mà một thiếu phụ trẻ trên tay ôm đứa bé gái độ năm tuổi đang ngồi. Đứng bên cạnh Tường là một ông già trạc sáu mươi cũng đang cầm trên tay tấm vé tàu có ghi số ghế giống y như số ghế của anh.  Thấy chuyện lạ, Tường tò mò hỏi thiếu phụ,  - Nhờ chị xem lại trên tấm vé ghi số ghế của chị có đúng chỗ này hay không.  Thiếu phụ nói giọng Quảng móc chiếc vé tàu từ trong túi xách tay trao cho Tường,  - Người ta chỉ chỗ tôi ngồi ở đây. Anh coi lại giùm.  Quả nhiên, chị ta đang ngồi đúng số vé. Tất cả các ghế ngồi đều đầy khách. Số hành khách không có chỗ ngồi chen chân đứng trên hành lang dọc giữa toa tàu đầy nghẹt đến độ rất khó để xê dịch, và người ta đang bàn tán, hậm hực nguyền rủa bọn con buôn vé tàu đã quá mức gian tham bán ra đến 3 vé trên cùng một số ghế đ

Top 10 hacker “khét tiếng” nhất mọi thời đại

Image
Dù với mục đích phá hoại hay chỉ là một thú vui, tài năng của những hacker này khiến các chuyên gia bảo mật giỏi nhất thế giới cũng phải lắc đầu ngán ngẩm Hacker đã trở một phần không thể thiếu của thế giới công nghệ. Đó là những cá nhân/tập thể đã xâm nhập vào hệ thống máy tính của những công ty công nghệ, các trang web thương mại, các trường đại học hay thậm chí là cơ quan an ninh, quốc phòng… Những hacker này trở thành nỗi ám ảnh kinh hoàng của các chuyên gia bảo mật xuất sắc nhất. Sau đây là danh sách 10 hacker nguy hiểm nhất mà lịch sử công nghệ đã từng ghi nhận: 1. Adrian Lamo Adrian Lamo còn được biết đến với biệt danh “hacker vô gia cư” vì anh thường xuyên xâm nhập hệ thống từ các quán cafe hay thư viện cũng như cuộc sống nay đây, mai đó. Trong lịch sử, Adrian đã từng tấn công vào máy tính nội bộ của Yahoo!, Bank of America, Cingular, Citigroup và nghiêm trọng nhất là vào tờ The New York Times năm 2002. Trong số các hacker lừng danh, anh được đánh giá là hack